Dựng “hàng rào” kỹ thuật siết chất lượng thép

05/11/2019
0

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 2 tháng đầu năm 2014 lượng sắt thép thô sản xuất chỉ đạt 283.000 tấn - giảm 26,5%, thép thanh, thép góc đạt 430.000 tấn - giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2013. Sản xuất thép xây dựng của các DN trong hiệp hội thép tháng 2/2014 đạt 255.057 tấn, giảm 20,29% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm 2013 thép xây dựng lại vẫn tăng trưởng được 4,63%.

Dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, nhu cầu thép cả nước năm 2014 không tăng đột biến. Tổng tiêu thụ thép đạt từ 12,2 - 12,5 triệu tấn, tăng 3-5% so với năm 2013.

Song điều các DN sản xuất thép trong nước lo ngại không phải ở thị trường ảm đạm, mà chính là sự cạnh tranh không lành mạnh ở phân khúc thép xây dựng trước nguy cơ tấn công ồ ạt thép nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ trên thị trường.

Tại Hội nghị Phổ biến Thông tư liên tịch 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu diễn ra sáng 25/3, ông Chu Đức Khải – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) nêu thực trạng, năm 2013 một lượng lớn thép Trung Quốc đã được nhập khẩu vào Việt Nam, chủ yếu là thép phi 6 và phi 8.

Dựng “hàng rào” kỹ thuật siết chất lượng thép

Lợi dụng việc không quy định in tên thương hiệu trên thép phi 6 và 8, thép Trung Quốc nhập về Việt Nam với chất lượng không đảm bảo đã trà trộn cùng thép nội, gây sự lẫn lộn và ảnh hưởng tới uy tín của DN sản xuất thép trong nước.

Cùng với đó thép cuộn Trung Quốc có pha thêm hợp chất Bo (thép kim B) chứa tỷ lệ 0,0008% chất Bo nhập khẩu vào Việt Nam dưới mác là thép hợp kim để được hưởng lợi thuế. Theo ông Chu Đức Khải, bản chất của thép kim B được sản xuất trên thế giới đều là thép chất lượng và thép hợp kim dùng trong công nghiệp chế tạo máy. Thép xây dựng không chứa B vì không có tác dụng. Thêm nữa, thuế suất đánh vào 2 loại thép này hoàn toàn khác nhau.

Trong khi thép cuộn thuế nhập khẩu là 12-15% còn thép hợp kim là 0%. Một khoản thuế không nhỏ đã hụt thu bởi mánh gian lận thương mại của thép Trung Quốc.

Siết quản lý chất lượng thép

Mới đây, để ngăn chặn các sản phẩm giá rẻ kém chất lượng tràn lan trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho DN ngành thép, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN.

Theo đó, từ ngày 1/6/2014, nhà nhập khẩu thép trong nước sẽ phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thép trong hợp đồng nhập khẩu. Căn cứ trên các tiêu chuẩn được công bố, các lô hàng sẽ được thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn trước khi nhập khẩu.

Đối với sản phẩm thép trong nước, căn cứ đặc thù của từng loại thép, Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.

Việc đánh giá các tiêu chuẩn phải được thực hiện bởi các tổ chức trong nước do Bộ Công Thương chỉ định hoặc các tổ chức nước ngoài đã được bộ này xác nhận, công nhận năng lực. Căn cứ trên các tiêu chuẩn được công bố, các lô hàng sẽ được thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn trước khi nhập khẩu.

Dựng “hàng rào” kỹ thuật siết chất lượng thép

Trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn áp dụng (tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực) cho sản phẩm, hàng hóa.

Căn cứ đặc thù của từng loại thép, Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện.

Việc áp dụng Thông tư 44 thời gian tới đây, theo ông Chu Đức Khải đánh giá là “rất cần thiết để bảo vệ kinh doanh thép lành mạnh và sẽ đưa chất lượng sản xuất thép vào khuôn khổ”.

Chia sẻ về những quy định mới trong Thông tư 44, ông Nguyễn Văn Phong – Phó tổng giám đốc kinh doanh Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam cho rằng, Thông tư 44 ra đời là khung pháp lý buộc các DN thép phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, vì thế chất lượng sản xuất thép của DN sẽ được nâng lên. Người được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng, người sử dụng cuối cùng các sản phẩm thép.

Tuy nhiên, ông Phong cũng băn khoăn, quy định tại Thông tư 44 rất cụ thể, chi tiết, song nếu khâu triển khai kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa không thực hiện chặt chẽ sẽ dẫn tới tình trạng chậm trễ chứng nhận giám định, hàng hóa theo đó sẽ bị “treo” lại.

“Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc lưu thông hàng hóa của DN tại kho bãi, cảng. Vì thế, mong rằng trong quá trình triển khai các cơ quan liên quan sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo chất lượng nhập hàng đúng theo chất lượng công bố và hàng hóa nhập không bị chậm, gián đoạn” – Phó tổng giám đốc BlueScope Việt Nam kiến nghị.

Dựng “hàng rào” kỹ thuật siết chất lượng thép

Đại diện Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Công thương) cho hay, không chỉ DN thép nội mà ngay cả DN thép có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng sẽ phải tuân thủ những quy định của Thông tư 44 về quản lý chất lượng thép trong nước và xuất khẩu.

Liệu với hàng rào kỹ thuật là Thông tư 44 được “dựng” lên các DN thép Việt sẽ có cơ hội và lật ngược thế cờ trong thế cạnh tranh giành lại thị phần trong nước trước các sản phẩm thép nhập khẩu giá rẻ? Theo các chuyên gia, mặc dù thị trường xuất khẩu thép vẫn là một miếng bánh khổng lồ và cạnh tranh khốc liệt, nhưng cơ hội sẽ đến với DN thép trong nước biết tự làm mới và có hướng đi chiến lược cạnh tranh lành mạnh, bài bản.

02253.701.290